Đau thượng vị do trào ngược dạ dày là tình trạng người bệnh đau ở vùng trên rốn, dưới mũi xương ức, cơn đau có thể xuyên ra sau lưng và lan lên 2 cánh tay… Vậy cách nào giúp giảm đau hiệu quả, an toàn và cần lưu ý gì khi điều trị đau thượng vị do trào ngược?
Tại sao trào ngược dạ dày gây đau thượng vị?
Có nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị như: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn vận động mật, viêm tụy cấp… Trong đó, trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến, chiếm tỷ lệ cao hơn cả nhưng dễ bị bỏ qua khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trào ngược xảy ra, axit dạ dày trào lên thực quản, kích thích các đầu mút sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản gây ra cơn đau không chỉ ở một vị trí nhất định mà có thể lan ra xung quanh. Người bệnh có thể có cảm giác bị đè ép, đau thắt vùng ngực, đôi khi đau xuyên ra sau lưng, lan ra hai cánh tay.
Đau thượng vị do trào ngược dạ dày có dễ nhận biết
Nhiều người thường nhầm lẫn đau thượng vị do trào ngược dạ dày với các bệnh lý tim mạch và bệnh phổi. Hoặc một số trường hợp cơn đau xảy ra ở lưng và cánh tay lại nghĩ do bệnh xương khớp.
Đau thượng vị cũng rất hay được người bệnh “tự kết luận” do viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, đối với người bị trào ngược dạ dày, ngoài đau thượng vị, người bệnh thường có những triệu chứng điển hình của trào ngược như: ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng, nóng rát cổ họng, tiết nhiều nước bọt, khan tiếng, viêm họng kéo dài…
Các cách giảm đau thượng vị do trào ngược dạ dày hiệu quả
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no; Không ăn no là nằm
Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ như thịt mỡ và các món chiên xào; đồ nhiều gia vị, chất kích thích: cà phê, trà, rượu, bia, nước ngọt có gas… Không hút thuốc.
Ưu tiên nhóm đạm dễ tiêu, như thịt nạc, thịt ngan, cá…
Tăng thêm các thực phẩm giàu vitamin B như hạt điều, hạt óc chó, chuối bơ, bột yến mạch, cà chua, bí ngô, rau dền...; Tránh hoa quả nhiều axit: cam, chanh, dứa…
Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
Áp dụng 1 số mẹo giảm đau thượng vị tạm thời tại nhà
Chườm nóng: Chườm ấm trong khoảng 15-20 phút có thể thúc đẩy tuần hoàn máu đến dạ dày, thư giãn các cơ co thắt, giảm cơn đau thượng vị đồng thời giảm đầy hơi, khó tiêu…
Sử dụng trà thảo mộc: Trà xanh, trà hoa cúc có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, trung hòa lượng axit sẽ giảm nhanh cơn đau vùng thượng vị.
Uống nghệ - mật ong: Curcumin có trong nghệ có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét và ức chế axit dạ dày. Người bệnh có thể dùng nghệ ngâm mật ong pha cùng nước ấm, uống viên tinh nghệ hoặc dùng nghệ tươi trong chế biến các món ăn hàng ngày…
Sử dụng thuốc/TPCN điều trị
Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện 1 phần cơn đau chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Với những người bị đau thượng vị do trào ngược dạ dày cần áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách để dứt điểm bệnh.
Một số loại thuốc người bệnh đau thượng vị do trào ngược dạ dày thường được bác sĩ chỉ định như: thuốc kháng axit , thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng thụ thể Histamin H2, thuốc kháng dopamine D2…
Lưu ý thuốc điều trị cần sử dụng đúng liệu trình, thời gian chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh các sản phẩm thuốc, thì các loại TPBVSK đã được Bộ Y tế chứng nhận cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy hiệu quả không quá nhanh như khi sử dụng thuốc nhưng người bệnh có thể hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn tới cơ thể.
Và TPBVSK Stomach Reflux với thành phần thảo dược, cùng công thức Bình Can An Vị giúp xử lý trào ngược tận gốc sẽ là một giải pháp hiệu quả với người đau thượng vị do trào ngược dạ dày hay những người bệnh trào ngược dạ dày mọi thể bệnh ở các giai đoạn khác nhau.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về Stomach Reflux cũng như được tư vấn về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, hãy liên hệ ngay Tổng đài 1800.0097 (miễn cước) để được chuyên gia hỗ trợ ngay nhé.
Comentarios