Rau xanh không chỉ chứa hàm lượng cao khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện các biểu hiện trào ngược dạ dày hiệu quả. Bài viết dưới sẽ cung cấp thông tin cho bạn biết nên ưu tiên và không nên lựa chọn nhóm rau nào để dễ dàng kiểm soát trào ngược hơn.
Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến với đặc tính dễ mắc, khó chữa, hay tái phát. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này có thể đến từ nhiều vấn đề như:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh: Ăn nhanh nuốt vội; bỏ bữa; ăn đêm; ăn no là nằm; ăn nhiều thực phẩm chiên rán, gia vị; bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas, trà đặc; hút thuốc…
Căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, kích thích dạ dày tăng tiết axit dạ dày và pepsin, tạo điều kiện cho trào ngược xảy ra.
Tác dụng phụ từ việc sử dụng một số nhóm thuốc như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs…
Người bị thừa cân hoặc béo phì, lớp mỡ có thể tạo sức ép lên bụng.
Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược.
Các triệu chứng điển hình và biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày
Biểu hiện điển hình của trào ngược dạ dày thực quản
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Khi thức ăn bị ứ trệ, chậm tiêu hóa sẽ tồn nhiều khí dư trong dạ dày, khí này bị đẩy lên trên theo trào ngược gây ợ hơi. Vị chua, nóng là đặc trưng của axit dạ dày.
Cảm giác buồn nôn, nôn: Axit dạ dày trào lên thực quản sẽ kích thích lớp niêm mạc, tạo cảm giác buồn nôn, nôn.
Đau thượng vị: Axit trào ngược lên thực quản sẽ kích thích các đầu sợi mút thần kinh nằm ở niêm mạc tạo cảm giác đau vùng thượng vị (trên rốn, dưới mũi xương ức); cơn đau có thể xuyên ra sau lưng hoặc lan sang vai, 2 cánh tay.
Khó nuốt: Trào ngược dạ dày xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc thực quản sưng, viêm và hình thành sẹo; sẹo dày sẽ thu hẹp đường kính ống thực quản gây vướng mắc khi ăn uống.
Ho, khan cổ: Dây thanh quản bị tổn thương do axit dạ dày tiếp xúc nhiều lần gây ra tình trạng khan tiếng; các giọt axit rơi vào họng cũng kích thích phản xa ho của cơ thể…
Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp miệng tiết nhiều nước bọt, đắng miệng (trào ngược dạ dày dịch mât)...
Các biến chứng có thể xảy ra do trào ngược dạ dày
Viêm thực quản: biến chứng phổ biến xảy ra ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày.
Hẹp thực quản với các biểu hiện nổi bật như: đau ngực, khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ…Trào ngược là một trong những nguyên nhân chính gây ra hẹp thực quản.
Barrett thực quản: chỉ xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, nhưng lại là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và không có dấu hiệu đặc biệt nào ngoài các triệu chứng trào ngược thông thường.
Ung thư thực quản: ung thư thực quản đứng thứ 15 trong những bệnh ung thư thường gặp nhất với 2.411 chẩn đoán mới, 2.222 ca tử vong mỗi năm và tỷ lệ mắc 8,7/100,000 dân. Bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 20 %.
3 nhóm rau xanh nào có thể hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày?
Nhóm rau có tính kiềm
Những loại rau xanh có độ pH cao từ 7 – 14, độ kiềm cao có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và hạn chế tình trạng tăng axit cho người bệnh trào ngược.
Các loại rau xanh tiêu biểu thuộc nhóm thực phẩm kiềm phù hợp với người trào ngược dạ dày có thể kể tới: hành tây, cải bó xôi, măng tây, dưa hấu, xoài…
Bông cải xanh: Tính kiềm trong bông cải xanh giúp cải thiện tiêu hóa, giải độc cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngừa ung thư…
Cải xoong: Độ pH của loại cải này dao động từ 8,5 – 9,5 là điều kiện lý tưởng để trung hòa axit dạ dày.
Nhóm rau có hàm lượng chất xơ cao
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh, chế độ ăn giàu chất xơ giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng nhu động thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày.
Khoai lang, khoai tây nhiều chất xơ và các loại vitamin B, C, beta carotene và canxi có tác dụng giúp kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày. Các loại củ này cũng dễ tiêu nên khi đi vào dạ dày không ma sát vào vùng niêm mạc bị tổn thương.
Cà rốt rất giàu beta carotene, vitamin K, chất xơ, kali và chất chống oxy hóa, có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Atiso giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa và ít chất béo. Các nghiên cứu tại nước Anh đã chứng minh atiso sẽ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày,...
Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu gà, đậu xanh, đậu đỏ… chứa rất nhiều chất xơ cũng giúp cải thiện chức năng của dạ dày.
Nhóm rau, củ mọng nước
Dưa chuột: Chứa nhiều nước và chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa hội chứng viêm; cải thiện tình trạng ợ nóng, đau tức thượng vị..
Cần tây vừa giàu chất xơ, mọng nước, còn có thể kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa; tăng cường chức năng tiêu hóa thức ăn, giảm chứng khó tiêu, đầy hơi… hiệu quả.
Củ cải trắng với lượng nước chiếm 95,3% có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, giảm đầy hơi, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày…
Dưa hấu có hàm lượng nước cao, giúp tiêu hóa tốt và giữ cho cơ thể ngậm nước. Đồng thời, trung hòa axit trong dạ dày, hạn chế trào ngược xảy ra.
Người trào ngược dạ dày cần lưu ý tránh các loại rau quả nào
Rau, củ muối chua: Cà muối, dưa muối hay kim chi chứa rất nhiều muối và có tính axit cao, ảnh hưởng tới lớp niêm mạc, không phù hợp với người trào ngược dạ dày.
Hành tây, tỏi, ớt, tiêu… là thực phẩm có tính cay, dễ gây viêm loét dạ dày và thực quản. Người bệnh cần lưu ý không ăn trực tiếp, có thể dùng lượng vừa phải khi đã nấu chín 1 phần.
Rau bạc hà, rau húng chó: Nhóm rau này có khả năng làm lỏng các cơ vòng thực quản, khiến nồng độ axit trong dạ dày gia tăng. Do đó không nên tiêu thụ quá nhiều loại rau này.
Lời khuyên hữu hiệu người bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa có đặc tính dễ mắc, khó chữa, hay tái phát. Bệnh khởi phát với những biểu hiện không rõ rệt như ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn… khiến người bệnh nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường và chủ quan bỏ qua. Khi xuất hiện các biểu hiện nặng hay nguy cơ biến chứng, thường khó chữa dứt điểm bệnh.
Do đó, việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là một trong những yếu tố quyết định việc điều trị có hiệu quả hay không.
Bên cạnh đó, để kiểm soát trào ngược dễ dàng hơn, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn thêm dòng thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.
TPBVSK Stomach Reflux có thành phần thảo dược tự nhiên, với công thức tác động tận gốc gây bệnh, từ đó cải thiện nhanh chóng các triệu chứng cũng như hạn chế tái phát hiệu quả. Đã và đang được nhiều người sử dụng đánh giá cao vì hiệu quả tốt, thân thiện với sức khỏe. Sản phẩm đã được Bộ Y tế chứng nhận và cấp giấy phép lưu hành.
Nguồn trích dẫn
Comments