top of page
Ảnh của tác giảTrang Le

Lá tía tô chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả không?

Tía tô là loại lá được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam với đặc tính giải cảm, kháng viêm, điều trị mẩn ngứa… Nhưng với trào ngược dạ dày thực quản, hiệu quả của tía tô với bệnh lý này có thực sự tốt?


Tía tô là loại lá được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam với đặc tính giải cảm, kháng viêm...
Tía tô là loại lá được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam với đặc tính giải cảm, kháng viêm...

Lá tía tô có tác dụng gì?

Tía tô là loại cây thân thảo phổ biến ở nước ta. Lá có vị cay nhẹ, tính ấm, có tác dụng với các bệnh đường hô hấp (hen suyễn, ho, giải cảm…), virus đường hô hấp, tiểu đường... Sử dụng lá tía tô có tác dụng trong kháng viêm, sát trùng vết thương.


Lá tía tô có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, chống sưng viêm; hỗ trợ niêm mạc khỏe mạnh.
Lá tía tô có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, chống sưng viêm; hỗ trợ niêm mạc khỏe mạnh.

Đông y cũng sử dụng tía tô như một vị thuốc để chống co thắt, điều trị các vấn đề, giảm khó chịu ở đường tiêu hóa; cũng như cải thiện chứng táo bón nhẹ ở những người mắc hội chứng ruột kích thích…

Theo y học hiện đại, trong tía tô có các thành phần như quercetin, acid rosmarinic... có tác dụng sát trùng, khử khuẩn, chống sưng viêm; có thể hỗ trợ niêm mạc khỏe mạnh, làm lành niêm mạc bị tổn thương, do đó có thể có hiệu quả nhất định với trào ngược dạ dày thực quản.


Ưu - Nhược điểm của tía tô trong hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Ưu điểm:

  • Dễ kiếm, dễ sử dụng: Có thể dễ dàng tìm thấy lá tía tô ở ngoài vườn hay chợ; bạn có thể ăn sống, đun nước, chế biến món ăn…

  • Giá thành rẻ

  • Có nhiều tác dụng hỗ trợ tới cơ thể. 


Lá tía tô có nhiều tác dụng hỗ trợ tới cơ thể
Lá tía tô có nhiều tác dụng hỗ trợ tới cơ thể

Cụ thể, với trào ngược dạ dày: Lá tía tô có khả năng hỗ trợ giảm viêm niêm mạc dạ dày, trung hòa axit dạ dày, kích thích tiêu hóa, từ đó cải thiện các triệu chứng: ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng.


Nhược điểm

  • Số ít người sử dụng có các tác dụng phụ khi sử dụng lá tía tô như dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu, buồn nôn, nôn mửa.

  • Dùng lá tía tô hỗ trợ điều trị trào ngược này chỉ áp dụng cho người mới bị hoặc người bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, triệu chứng chưa rõ rệt.

  • Lá tía tô có hàm lượng dược tính không cao và là nguyên liệu tự nhiên nên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế thuốc điều trị trào ngược dạ dày hay bất cứ phương pháp chữa bệnh nào khác.


Cách sử dụng lá tía tô hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Ăn lá tía tô sống

Rửa sạch và ăn trực tiếp

Nước tía tô


 Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày
Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi và khoảng 500ml nước sạch.

  • Ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi đun sôi. Hạ lửa nhỏ đun đến khi còn lại một nửa lượng nước ban đầu.

  • Chia làm 2 phần dùng uống trong ngày.

Sử dụng tía tô nấu món ăn


Cháo tía tô không chỉ có tác dụng giải cảm mà còn hỗ trợ dạ dày rất tốt
Cháo tía tô không chỉ có tác dụng giải cảm mà còn hỗ trợ dạ dày rất tốt

  • Cháo tía tô: 1 nắm gạo tẻ, trứng gà ta, 1 nắm lá tía tô và gia vị. Vo sạch gạo; cho cùng nước vào nồi đun nhừ. Sau khi cháo chín, đập trứng gà vào nồi khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn. Thái nhỏ lá tía tô bỏ vào bát, múc cháo ra bát trộn đều.

  • Trứng chiên lá tía tô: Chuẩn bị trứng gà, một ít lá tía tô thái nhỏ và gia vị. Khuấy đều trứng với tía tô, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho lên chảo chiên với dầu.


Người bệnh lưu ý, sử dụng lá tía tô chỉ là biện pháp dân gian và chưa được kiểm chứng hiệu quả bởi y học hiện đại.

Để thực sự kiểm soát trào ngược dạ dày một cách an toàn, hiệu quả thì người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ điều trị có tác động đúng gốc với thành phần thảo dược, được bộ Y tế cấp phép, như TPBVSK Stomach Reflux.



49 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page