top of page
Ảnh của tác giảNam Thành

Tại sao điều trị HP bằng kháng sinh rồi mà xét nghiệm vẫn dương tính?

Vi khuẩn HP dường như đã trở thành "nỗi ám ảnh" với các bệnh nhân trào ngược hay viêm loét dạ dày. Thậm chí, nhiều người coi kết quả "HP dương tính" như một bản án tử hình vì sợ loét, ung thư dạ dày. Nhưng liệu vi khuẩn HP có đáng sợ đến thế không?

1. Trên 50% dân số thế giới nhiễm khuẩn HP Năm 2005, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được chính thức công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Người ta cho rằng, vi khuẩn HP là một vi sinh vật bình thường trong hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của con người. Trên 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê, có tới 80% người dân Việt Nam ở độ tuổi 40-50 bị nhiễm HP.

2. 3 lí do khiến HP rất dễ tái nhiễm Ở Việt Nam, tỷ lệ tái nhiễm vi khuẩn HP là rất cao. Theo nghiên cứu năm 2005, trung bình 11 tháng sau điều tri, HP tái xuất hiện trong dạ dày là 23.5%. Có 3 nguyên nhân lớn khiến tỷ lệ HP tái nhiễm cao là:


Bệnh nhân không uống đúng phác đồ kháng sinh: Thời gian uống kháng sinh thường kéo dài từ 7-14 ngày. Thế nhưng, nhiều bệnh nhân không tuân thủ điều trị, uống không đúng liều hoặc không đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ.


Bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn HP đã kháng thuốc: Lý do là tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam rất cao. Các kháng sinh có tỷ lệ kháng lên tới 24-50% tùy loại. Đó là hậu quả của việc bán kháng sinh tràn lan tại các hiệu thuôc, bệnh nhân có thể mua kháng sinh rất dễ dàng mà không cần đơn kê của bác sĩ. Điều này khiến việc tiêu diệt vi khuẩn HP trở nên khó khăn hơn.


Bệnh nhân đã khỏi HP nhưng bị tái lây nhiễm từ người thân xung quanh: Vi khuẩn HP lây truyền trực tiếp qua con đường miệng - miệng. VÌ vậy, với thói quen sinh hoạt chung ở Việt Nam, chúng ta có thể tiếp xúc với nước bọt của người bệnh rất dễ dàng và bị nhiễm HP trở lại.

3. Khi nào cần diệt HP? Nếu một người Việt Nam có biểu hiện chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày như đầy chướng bụng, ăn nhanh no, nóng rát/đau thượng vị mà xét nghiệm HP thì khả năng bị nhiễm là 70%. Kết quả nghiên cứu năm 2014 cho thấy, cứ 15 người bị chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày điều trị diệt vi khuẩn HP thì chỉ có 1 người giảm triệu chứng. Như vậy, việc điều trị HP ở bệnh nhân bị khó tiêu, trào ngược dạ dày có phải là lựa chọn hàng đầu hay không, các bác sĩ cần rất thận trọng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, những trường hợp có nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị kháng sinh bao gồm:

  1. Loét dạ dày, loét hành - tá tràng.

  2. Chứng khó tiêu: đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát thượng vị, đau thượng vị.

  3. Thiếu máu thiếu sắt.

  4. Xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ căn nguyên.

  5. Ung thư dạ dày hoặc bệnh nhân có người thân (bao gồm bố mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày.

  6. Khối u trong dạ dày hoặc viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày.

  7. Người làm trong môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày. Ở một số vùng của các nước phát triển như Greenland (Đan Mạch), Alaska (Mỹ), 1 số vùng của Canada, Nga... có tỷ lệ nhiễm HP chiếm đến 60% dân số và dộ tuổi mắc HP giống ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia tại đây khuyến cáo không nên diệt HP cho tất cả mọi người, kể cả người có chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản cũng không đặt vấn đề diệt HP lên hàng đầu. 80% dân số ở độ tuổi 40-50 tại Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP nhưng chỉ có 10-20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1-2% có khả năng bị ung thư dạ dày. Ngoài ra, ung thư dạ dày do rất nhiều nguyên nhân ngoài HP như: ăn mặn, môi trường, di truyền... Vì vậy, không nhất thiết cứ nhiễm vi khuẩn HP là phải diệt, việc điều trị HP cần phải cân nhắc kỹ, đúng chỉ định và không nên lạm dụng. Tài liệu tham khảo: Vũ Trường Khanh. http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/6817-co-thuc-su-can-phai-qua-lo-lang-voi-vi-khuan-hp-nhu-vay-khong.html

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page