top of page

Trào ngược dạ dày bị chặn đứng “ngay và luôn” nếu bạn áp dụng 5 thay đổi nhỏ này!

Trên tờ nhật báo New York Times, tác giả Jane Brody đã có bài viết chia sẻ về 5 thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp người bị trào ngược kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm thiểu mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe khi sử dụng thuốc điều trị. Đặc biệt, sự thay đổi này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi chứng ợ nóng khó chịu do trào ngược. Hãy cùng khám phá xem những thay đổi đó là gì?

Trào ngược dạ dày phổ biến như thế nào? Trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề nhức nhối về sức khỏe thường xuyên nhất của người trưởng thành tại Mỹ. Vấn đề này có xu hướng trở nên “nóng” hơn khi tình trạng căng thẳng tinh thần và tăng cân liên quan đến đại dịch Covid 19 ngày càng phổ biến.

Ngay cả trước khi dịch Covid xảy ra, năm 2019, một cuộc khảo sát trực tuyến trên hơn 71.000 người Mỹ trưởng thành cho thấy: gần 1/3 số người tham gia phải chịu đựng các triệu chứng của trào ngược hàng tuần, thậm chí tần suất trào ngược còn dày đặc hơn. Vào thời điểm cuối năm 2020, khi dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, các nhà thuốc tại Mỹ đã bán một lượng thuốc kháng axit lớn chưa từng có. Nguyên nhân là bởi “đại dịch trào ngược dạ dày” thêm trầm trọng trong giai đoạn này khiến người bệnh phải tìm đến những loại thuốc đó. Tất cả những dữ liệu này đã cho thấy mức độ phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày tại Mỹ và ngày càng gia tăng.

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày là gì? Các triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày khá đa dạng. Đó là tình trạng nóng rát ở ngực; vướng cổ họng, thậm chí cảm giác có khối u trong cổ họng; ợ hơi, ợ chua; đầy bụng, khó tiêu…

Trào ngược dạ dày còn có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp của người bệnh, gây ra các triệu chứng như khản tiếng, khó thở, thở khò khè, ho, viêm họng… Khi tình trạng trào ngược kéo dài dai dẳng thì nó không chỉ gây khó chịu mà còn có thể “ăn mòn” niêm mạc thực quản. Axit trong dạ dày trào lên, gây tổn thương thực quản và làm tăng nguy cơ phát triển một loại ung thư nguy hiểm mang tên là ung thư thực quản. Và chủ quan, không điều trị đúng cách, kịp thời chính là con đường ngắn nhất khiến bạn sẽ sớm phải đối mặt với mối nguy hiểm này!

5 cách kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày, ngăn chặn bệnh tái phát Một nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard đã phân tích những kết quả khảo sát định kỳ trong 12 năm của hơn 40.000 y tá. Kết luận được đưa ra là người bị trào ngược dạ dày có thể tránh được nguy cơ bệnh bùng phát bằng cách tuân thủ lối sống phù hợp. Cụ thể, sự thay đổi lối sống đó đã giúp các y tá giảm 37% nguy cơ phát triển các triệu chứng trào ngược. Từ đó, các nhà khoa học đã đưa ra 5 thay đổi về lối sống sẽ giúp bạn ngăn chặn chứng trào ngược hiệu quả. Jane Brody không chỉ là biên tập viên sức khỏe nổi tiếng của New York Times; tác giả của hơn chục cuốn sách về lối sống và sức khỏe bán chạy tại Mỹ mà bà còn là một bệnh nhân trào ngược dạ dày. Jane Brody chia sẻ: “Lời khuyên thời thơ ấu không được đi bơi trong 1 giờ sau khi ăn no để tránh bị chuột rút dường như đã không còn đủ dài với tôi nữa! Giờ đây, tôi phải đợi ít nhất 2 tiếng sau ăn trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động mạnh nào hay thực hiện những hoạt động có liên quan đến việc cúi gập người xuống… Tất cả đều nhằm mục đích ngăn chặn những cơn trào ngược bùng phát với dấu hiệu điển hình là ợ nóng thường xuyên. Vì trào ngược dạ dày mà các món tôi yêu thích như bơ đậu phộng, cá hun khói, cá trích ngâm chua hoặc cà phê… đều cần phải hạn chế”. Và thực tế, nhờ việc áp dụng 5 thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt mà Jane Brody đã dần kiểm soát được căn bệnh khó ưa này. Vậy đó là 5 thay đổi gì?

1. Duy trì trọng lượng cơ thể cân đối Một phân tích về tài liệu y tế do Tiến sĩ Jesper Lagergren (Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển) thực hiện cùng đồng nghiệp cho thấy: tỷ lệ trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến người béo phì lên tới 22%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người không béo phì chỉ khoảng 14%.

Lý giải về thực trạng này, chúng ta cần nắm rõ quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Sau khi ăn, cơ vòng ở đáy thực quản sẽ mở ra để thực phẩm đi vào dạ dày. Sau đó, nó đóng lại để giữ thức ăn không bị trào ngược lên. Tuy nhiên, đối với người béo phì, những áp lực từ bụng mỡ lên cơ vòng có thể khiến nó không thể đóng lại dễ dàng như bình thường. Đây chính là cơ hội để các chất từ dạ dày, bao gồm cả axit và thực phẩm trào ngược lên thực quản.

2. Không hút thuốc lá

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Lagergren đã phát hiện ra rằng: thuốc lá có thể kéo dài thời gian thức ăn có tính axit ra khỏi thực quản. Theo kết quả phân tích của 30 nghiên cứu khoa học, trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến khoảng 20% số người hút thuốc lá. Còn tỷ lệ này ở người không hút thuốc là khoảng 16%.

3. Thường xuyên vận động, tập luyện

Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết: những người tham gia hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút/ngày sẽ có ít nguy cơ phát triển các triệu chứng của trào ngược dạ dày hơn.

4. Hạn chế uống cà phê, trà và soda

Nguy cơ bị trào ngược sẽ giảm đi khi bạn uống không quá 2 tách trà hoặc cà phê, soda mỗi ngày. Đây là khuyến cáo của các nhà khoa học dành cho những ai đang có nguy cơ bị trào ngược hoặc muốn ngăn chặn bệnh tái phát.

5. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chứng minh: người thực hiện chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải sẽ có ít nguy cơ bị trào ngược axit hơn bình thường. Trong chế độ ăn này, các thực phẩm chủ yếu bao gồm: trái cây, rau, các loại đậu, cá, thịt gia cầm và ngũ cốc nguyên hạt nhưng ít hoặc không có thịt đỏ, các chất béo bão hòa… Đây cũng là câu trả lời dành cho thắc mắc “Người bệnh trào ngược dạ dày ăn gì?”. Bên cạnh đó, tác giả Jane Brody cũng đưa thêm một số lời khuyên cho người bệnh trào ngược để giúp họ kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn bao gồm:

  1. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn lượng thức ăn lớn vào 1 bữa.

  2. Hạn chế tối đa ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Nên ăn thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc tách chất béo.

  3. Tránh ăn thực phẩm làm tăng nguy cơ trào ngược như cà chua, cam quýt, cà phê, đồ cay, tỏi, socola, bạc hà…

  4. Không ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

  5. Nên ngủ như thể bạn đang ở trên 1 chiếc ghế tựa bằng cách kê cao đầu giường, gối. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản như: thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế bơm proton… Tuy nhiên, các loại thuốc chống trào ngược này có thể gây tác dụng phụ đối với sức khỏe. Do đó, bạn chỉ sử dụng khi cần thiết để kiểm soát triệu chứng. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị trào ngược để đáp ứng 2 mục tiêu quan trọng là: kiểm soát bệnh và an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: Stomach Reflux có gì “đặc biệt” mà người bị trào ngược tìm kiếm? Trào ngược dạ dày không phải là bệnh nan y, không có thuốc chữa! Tuy nhiên, việc chữa trị cần tránh tâm lý nóng vội. Bạn cần kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện đúng – đủ 5 biện pháp để kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn chặn tái phát hiệu quả. Đặc biệt, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh được xem là xu hướng tối ưu đã được nhiều người bệnh áp dụng thành công và mang lại kết quả bất ngờ!
0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page