Trào ngược dạ dày đắng miệng là tình trạng người bệnh thường thấy vị đắng lan khắp khoang miệng, kèm theo đầy hơi, buồn nôn, nóng rát cổ… gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Hãy cùng đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục cho vấn đề này ở bài viết dưới nhé.
Tại sao trào ngược dạ dày gây đắng miệng?
Vị đắng mọi người thường gặp ở tình trạng này xuất phát từ dịch mật. Dịch mật được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn tại ruột non.
Tuy nhiên, do sự rối loạn thần kinh và vận động dạ dày dẫn đến van môn vị mở to bất thường, khiến dịch mật đi vào dạ dày và theo dịch dạ dày trào lên cổ họng gây đắng ở khoang miệng.
Những người có biểu hiện này là đang mắc đồng thời 2 bệnh lý: trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dịch mật. Và hậu quả thường nghiêm trọng hơn so với người chỉ mắc trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày dịch mật?
Khi cơ môn vị và tâm vị bị suy yếu khiến dịch mật đi vào dạ dày. Từ đây, dịch mật sẽ theo dịch dạ dày trào lên thực quản, họng - thanh quản… khi cơ vòng thực quản đóng mở thất thường (quá trình trào ngược dạ dày thực quản).
Một vài nguyên nhân chính khiến 2 cơ quan này suy giảm gây nên tình trạng đắng miệng như sau:
Loét dạ dày - tá tràng: Tổn thương loét dạ dày, tá tràng sẽ khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn giảm sút, thức ăn không được tiêu hóa mà ứ đọng lâu trong dạ dày, làm tăng áp lực dạ dày, khiến cơ môn vị và cơ tâm vị yếu, dễ gây trào ngược dịch mật;
Phẫu thuật túi mật: Các nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng nguy cơ trào ngược dịch mật ở những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nguyên nhân do dịch mật không còn được dự trữ và tiết ra đều đặn theo nhu cầu.
Biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày: Các thủ thuật can thiệp ở dạ dày như cắt bỏ một phần dạ dày hoặc giảm cân ở người béo phì, có thể ảnh hưởng tới hoạt động của van môn vị. Gây tình trạng đóng mở không khít, dịch mật sẽ rò rỉ từ tá tràng vào dạ dày và trào ngược lên thực quản.
Cách xử lý tình trạng trào ngược dạ dày dịch mật gây đắng miệng
Cũng như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật cũng có các phương pháp điều trị khác nhau dựa theo mức độ bệnh. Một vài phương pháp phổ biến để hỗ trợ tình trạng đắng miệng như sau:
Có một lối sống lành mạnh - Hạn chế tối đa chất kích thích, nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc, đồ chua cay… - Không hút thuốc lá - Uống đủ nước (2-3l/ngày) - Chia nhỏ bữa ăn, không ăn no là nằm. Ngủ kê cao đầu giường, nằm nghiêng bên trái để hạn chế tình trạng trào ngược xảy ra.
- Thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe toàn cơ thể cũng như duy trì cân nặng ở mức hợp lý. - Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài…
Sử dụng thuốc, TPBVSK
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày dịch mật như: Thuốc ức chế bơm proton (có khả năng ngăn tiết axit); Axit Ursodeoxycholic (thúc đẩy lưu lượng mật, giảm triệu chứng và tần suất triệu chứng); Thuốc cô lập dịch mật (làm gián đoạn tạm thời quá trình lưu thông mật, giảm triệu chứng trào ngược nhưng có nhiều tác dụng phụ - cần tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ)...
Các loại thuốc không thể điều trị tận gốc bệnh mà chỉ có thể giúp kiểm soát triệu chứng, vì thế không nên lạm dụng quá mức.
Có một giải pháp giúp xử lý trào ngược dạ dày thực quản tận gốc, AN TOÀN - HIỆU QUẢ được nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế khuyên dùng, người dùng phản hồi tích cực là TPBVSK Stomach Reflux. Để biết thêm cụ thể về sản phẩm, bấm ngay vào đây.
Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật thường được chỉ định với người bệnh trào ngược dịch mật không đáp ứng điều trị với các biện pháp khác, triệu chứng rất nghiêm trọng hoặc nghi ngờ có thay đổi tiền ung thư.
Có nhiều dạng phẫu thuật trong điều trị bệnh này, bác sĩ và người bệnh sẽ cùng trao đổi trước khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật cuối cùng.
-Phẫu thuật chuyển hướng: phù hợp với đối tượng đã từng phẫu thuật dạ dày và cắt bỏ môn vị trước đó.
-Phẫu thuật chống trào ngược: Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật với một phần cơ thắt thực quản dưới, củng cố van để có khả năng đóng mở tốt hơn. Cả axit và dịch mật sẽ giảm tình trạng trào ngược lên gây tổn thương thực quản.
Lưu ý:
Người mắc đồng thời cả 2 bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dịch mật sẽ chịu những tổn thương nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ biến chứng: Barrett hay Ung thư thực quản…
Người bệnh có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị phù hợp, tuân thủ đúng liều dùng, hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia để có thể sớm chấm dứt tình trạng bệnh. Khi trào ngược dạ dày được kiểm soát thì tình trạng đắng miệng do trào ngược dịch mật gây ra cũng sẽ chấm dứt.
Mọi thắc mắc cần hỗ trợ về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày dịch mật xin vui lòng liên hệ tổng đài 1800.0097 (miễn cước) để được chuyên gia giải đáp.
Nguồn tham khảo:
GERD. (2022, September 18). WebMD. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/reflux-disease-gerd-1
Gastroesophageal reflux disease (GERD) – Symptoms and causes – Mayo Clinic. (2023, January 4). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gerd/symptoms-causes/syc-20361940
Commenti