Ho đờm do trào ngược là tình trạng người bệnh thường cảm giác vướng mắc ở họng, ho có đờm, đặc biệt về đêm hoăc sau khi ăn no, gây nhiều khó chịu, mệt mỏi. Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này như thế nào sẽ có giải đáp ở bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày gây ho đờm là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu khiến hoạt động đóng mở trở nên thất thường, tạo điều kiện cho dịch dạ dày trào ngược lên trên thực quản.
Khi thức ăn và axit dạ dày khi bị đẩy lên trên sẽ mang theo một lượng vi khuẩn từ đường ruột lên. Ngoài ra, lớp niêm mạc bị tổn thương bởi sự ăn mòn của axit dạ dày cũng là điều kiện lí tưởng để virus xâm nhập phát triển và khiến cổ họng bị tổn thương. Lúc này, các biểu mô ở đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy để ngăn chặn tác nhân gây bệnh, bảo vệ cổ họng và các bộ phận khác của đường hô hấp - đây chính là cơ chế gây ho đờm khi bị trào ngược dạ dày.
Biểu hiện của trào ngược dạ dày gây ho đờm
Trào ngược dạ dày gây ho đờm là bệnh lý phổ biến nhưng khó chẩn đoán. Nguyên nhân do nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh với bệnh lý của đường hô hấp. Điều này khiến chẩn đoán sai, dẫn đến sử dụng thuốc điều trị sai, bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Người bị ho đờm do trào ngược dạ dày thường có kèm theo các biểu hiện như: Đầy hơi, tăng tiết nước bọt, hôi miệng, khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng, đau thượng vị...
Trong đó, hôi miệng là dấu hiệu điển hình giúp bạn phân biệt được giữa ho do trào ngược dạ dày và ho do các bệnh thông thường. Nguyên nhân bởi axit dạ dày trào ngược lên mang theo vi khuẩn không chỉ tấn công cổ họng mà còn bào mòn niêm mạc miệng gây ra mùi hôi.
Biến chứng của trào ngược dạ dày gây ho đờm
Ho- viêm họng mạn: Khi axit dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích phản xạ ho, đồng thời gây tổn thương sưng, viêm tại thực quản gây sưng đau, khó nuốt, khó chịu cho người bệnh.
Khó thở: Người mắc trào ngược dạ dày có đờm, ho sẽ thường tăng nguy cơ gặp hội chứng khó thở. Bởi các ống thở dẫn khí cũng nằm trên cùng một đường với thực quản. Axit rơi vào đường thở sẽ tạo phản xạ co rút đường thở.
Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, lớp niêm mạc chịu tổn thương không kịp phục hồi sẽ bị biến đổi, hình thành nên các barrett thực quản - mầm mống của ung thư thực quản. Biến chứng ng uy hiểm và khó điều trị nhất; 5 đến 15% bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản có triệu chứng mắc Barrett thực quản và điều này làm tăng nguy cơ phát triển khối u thực quản cao hơn từ 30 đến 120 lần so với người bình thường (*)
Cách điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày gây ho
Duy trì thói quen ăn uống - sinh hoạt khoa học
Chia nhỏ bữa ăn (5 bữa/ngày) để dạ dày có thể hoạt động tốt nhất và giảm áp lực hoạt động cùng lúc cho cơ quan này.
Tránh sử dụng những lợi thực phẩm cay nóng, chua, có tính axit cao. Không dùng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, chứa chất kích thích, rượu bia, cà phê,…
Bổ sung thêm chất xơ, thực phẩm dinh dưỡng cao, vitamin từ các loại trái cây và rau xanh để tốt cho hệ tiêu hóa của con người.
Tránh thói quen nằm, ngủ, tắm, vận động mạnh ngay sau khi ăn no. Duy trì thể thao vừa sức hàng ngày.
Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
Phương pháp dân gian
Trà gừng: Trong gừng chứa Gingerol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh, dùng chủ yếu để tiêu đờm, giảm ho.
Có thể nướng gừng trên lửa cho cháy xém vỏ. Sau đó giã nát và đun sôi với nước khoảng 10 phút. Uống khi còn ấm hoặc ngậm bã gừng để nhanh chóng làm dịu cơn ho.
Lá hẹ
Rửa sạch lá hẹ và để ráo; cắt nhỏ thành khúc 2-3cm. Thêm mật ong vừa đủ, hấp cách thủy từ 10-15 phút. Ăn lá hẹ cùng nước ngay khi còn nóng, 1-2 lần mỗi ngày. Trẻ dưới 1 tuổi thì không dùng mật ong.
Ngoài ra, có thể sử dụng nước ép lô hội, gừng kết hợp mật ong, giấm táo,…
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc phổ biến được kê đơn chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày như:
Thuốc kháng axit: có tác dụng chính là trung hòa lượng axit dạ dày, cải thiện triệu chứng như: Magie Hydroxit, Hydroxit nhôm, Canxi Cacbonat, Sodium Bicarbonate.
Thuốc chẹn H2: Ức chế quá trình sản sinh axit ở thành dạ dày như: Nizatidine, Famotidine, Ranitidine, Cimetidine,…
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Pantoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole,… cải thiện nhanh những triệu chứng do trào ngược dạ dày.
Sử dụng TPBVSK
Theo TS.BS Phạm Thị Bình, Bác sĩ Chuyên khoa II Nội tiêu hóa; Nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Bạch Mai thì có tới 77% bệnh nhân không hài lòng với kết quả điều trị Tây y (dễ tái phát, tác dụng phụ…)
Các TPBVSK là giải pháp cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản được nhiều bác sĩ tin dùng. Khác với quan niệm chung rằng thực phẩm chức năng là vô bổ, các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược với công nghệ hiện đại được Bộ Y tế chứng nhận mang lại hiệu quả cải thiện bệnh rất bất ngờ.
Trong đó TPBVSK Stomach Reflux là sản phẩm chuyên biệt cho người trào ngược dạ dày thực quản mọi thể bệnh được nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế khuyên dùng; hàng ngàn người bệnh toàn quốc phản hồi tích cực. Với cơ chế tác động trúng gốc gây bệnh, sản phẩm hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng, hỗ trợ hạn chế tái phát hiệu quả bằng thảo dược an toàn sức khỏe.
Comments