top of page

Vi khuẩn HP có gây trào ngược dạ dày không?

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn cư trú ở dạ dày và là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm, loét; ung thư dạ dày. Tuy không trực tiếp gây ra trào ngược dạ dày thực quản nhưng vi khuẩn HP cũng gián tiếp khiến tình trạng trào ngược trở nên trầm trọng hơn.



Vi khuẩn HP cư trú tại dạ dày và có thể làm phát sinh nhiều bệnh lý liên quan tới dạ dày
Vi khuẩn HP cư trú tại dạ dày và có thể làm phát sinh nhiều bệnh lý liên quan tới dạ dày

Vi khuẩn HP là gì và gây ảnh hưởng dạ dày như nào?

HP là gì?

Vi khuẩn HP (tên khoa học Helicobacter pylori) sinh sống và phát triển mạnh trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. HP là bệnh lý phổ biến, dễ lây lan, có thể phát sinh biến chứng và dễ tái phát. 


Vi khuẩn HP có đặc tính dễ lây lan, dễ tái phát và nguy cơ sinh biến chứng cao
Vi khuẩn HP có đặc tính dễ lây lan, dễ tái phát và nguy cơ sinh biến chứng cao

Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra enzyme Urease để trung hòa nồng độ acid cao và tồn tại dễ dàng trong dạ dày.  Sự hoạt động của vi khuẩn HP sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm, lâu dài trở thành mạn tính. Tình trạng này thường phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời.


HP gây ảnh hưởng gì tới dạ dày?

Vi khuẩn HP cũng có thể gây ra các tổn thương như loét, xuất huyết dạ dày, số ít phát triển thành ung thư dạ dày. Những tổn thương này được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm. Đôi khi người bệnh sẽ mất nhiều năm để phát hiện kể từ khi các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện.

Nguyên nhân là do loại khuẩn này có cơ chế tiết ra Catalase và các độc tố sẽ phá huỷ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi niêm mạc bị tổn thương, acid dạ dày có thể xâm nhập vào và gây viêm loét, viêm trợt dạ dày.


Việt Nam có tỉ lệ dân số nhiễm HP cao nhất thế giới
Việt Nam có tỉ lệ dân số nhiễm HP cao nhất thế giới

Theo thống kê, có khoảng trên 70% dân số Việt Nam dương tính với khuẩn HP. Song không phải trường hợp nào dương tính với HP cũng bị tổn thương dạ dày.


Các triệu chứng điển hình khi nhiễm khuẩn HP

Tùy từng trường hợp, một số người không có bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào để tự chẩn đoán; một số khác lại có những biểu hiện khá rõ ràng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm để có cách điều trị hợp lý, ngăn chặn nguy cơ biến chứng xảy ra.

  • Đầy hơi, chướng bụng: Là triệu chứng điển hình của người HP dương tính. Người bệnh sẽ thấy bụng căng cứng, phình to, gây nhiều khó chịu, nhất là khi sử dụng những loại thực phẩm cay nóng hoặc đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ…


Đau thượng vị là một trong những biểu hiện đặc trưng của trào ngược dạ dày - HP
Đau thượng vị là một trong những biểu hiện đặc trưng của trào ngược dạ dày - HP

  • Nóng rát, đau vùng thượng vị: Tình trạng này thường xảy ra khi dạ dày rỗng hoặc một vài giờ sau bữa ăn. Cơn đau xảy ra ở vùng thượng vị sau đó lan xuống khắp vùng bụng hoặc hai bên mạn sườn và có tính chu kỳ với mức độ nặng – nhẹ khác nhau, có thể đột ngột xuất hiện rồi tự động biến mất hoặc cũng đau âm ỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Ợ hơi do nhiễm khuẩn HP thường kéo dài từ nhiều phút đến vài giờ với tần suất xuất hiện liên tục.


Vi khuẩn HP khiến dịch vị dạ dày tiết ra dư thừa gây trào ngược dạ dày- buồn nôn
Vi khuẩn HP khiến dịch vị dạ dày tiết ra dư thừa gây trào ngược dạ dày- buồn nôn

  • Buồn nôn và nôn: Dưới sự tác động của vi khuẩn HP, dịch vị dạ dày vẫn tiết ra ngay cả khi dạ dày không chứa thức ăn, gây nên trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tác nhân gây nên biểu hiện buồn nôn, nôn…

  • Rối loạn tiêu hóa, màu sắc phân bất thường: Người HP dương tính có thể gặp triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Nguyên nhân do vi khuẩn HP ngăn chặn việc sản xuất axit tiêu thụ thức ăn trong dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn.

  • Hôi miệng: Nhiễm khuẩn HP dẫn đến trào ngược axit, tổn thương lớp niêm mạc miệng và họng, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có mùi phát triển gây hôi miệng.


Nguyên nhân và con đường lây nhiễm HP

Tỷ lệ mắc khuẩn HP phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Tuổi tác, khu vực  sống, thói quen sinh hoạt và chất lượng sống. Một số người có thể nhiễm HP từ nhỏ nhưng đến khi trưởng thành mới xuất hiện dấu hiệu bệnh.


Ăn uống không đảm bảo VSATTP là nguyên nhân lây nhiễm HP nhanh nhất
Ăn uống không đảm bảo VSATTP là nguyên nhân lây nhiễm HP nhanh nhất

Nguyên nhân là do sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn HP sẽ âm thầm phát triển trong thời gian dài, làm thay đổi môi trường niêm mạc ở khu vực này, tăng nồng độ axit. Khi niêm mạc dạ dày suy yếu, các vết loét mới bắt đầu xuất hiện.

Con đường xâm nhập phổ biến nhất của vi khuẩn này chủ yếu qua đường ăn uống; môi trường sống kém vệ sinh hay không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, vi khuẩn HP cũng có thể bị lây nhiễm khi đi thăm khám y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng hay khám nha khoa… do các thiết bị y tế chưa được vệ sinh kĩ lưỡng. 


Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm HP

Mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP (đặc biệt những người sinh sống ở môi trường kém vệ sinh; có thói quen ăn uống không đảm bảo VSATTP, hay ăn đồ sống…). Trên thế giới hiện ước tính khoảng hơn 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. 


Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao

Đặc biệt, trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao do thói quen hôn môi trẻ hay mớm thức ăn cho trẻ. Tuy tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao nhưng biểu hiện bệnh lại không rõ ràng, không gây biến chứng nào trên đường tiêu hóa nên thường khó nhận biết.


Nhiễm vi khuẩn HP có gây nguy hiểm tới sức khỏe?

Vi khuẩn HP có thể không gây hại rõ rệt nhưng một số trường hợp người bệnh có kèm viêm niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm hang vị/ thân vị, loét dạ dày… thì nguy cơ bệnh trở nặng rất cao.


Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP
Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP

  • 90 - 95% người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP

  • Trên 70% người bệnh loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP

  • Trên 50% người bị chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP

  • Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP.

Dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP tiến triển thành ung thư không quá cao nhưng đây cũng là tình trạng đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh nếu chủ quan bỏ qua.


Cách điều trị vi khuẩn HP đúng cách

Phương pháp điều trị vi khuẩn HP thông dụng là kết hợp các loại kháng sinh, kèm 1 loại thuốc giảm tiết axit dịch vị. Việc dùng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại) , lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).


Việc sử dụng thuốc điều trị HP có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn
Việc sử dụng thuốc điều trị HP có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn

Với những người trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP sẽ được sử dụng các phương pháp điều trị dự phòng ung thư dạ dày

Cùng với đó, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ tái/sống; không dùng chung đồ ăn uống với người khác…


Người bệnh mắc trào ngược dạ dày kèm HP sẽ kết hợp các loại thuốc chống trào ngược kết hợp kèm kháng sinh. Việc dứt điểm HP sẽ hạn chế được tăng axit dư thừa do tác động của vi khuẩn, giảm bớt nguy cơ trào ngược dạ dày. 

Nếu muốn xử lý dứt điểm trào ngược dạ dày một cách an toàn - hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm TPBVSK Stomach Reflux tại đây.


Để được tư vấn cụ thể thêm về các vấn đề liên quan tới trào ngược dạ dày thực quản, xin hãy liên hệ ngay hotline 1800.0097 (miễn cước) để được chuyên gia giải đáp nhanh chóng.


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page